16 thg 11, 2011

Thực hư ‘rắn thần’ báo thù khiến 12 người chết

Thực hư ‘rắn thần’ báo thù khiến 12 người chết

Trong vòng chưa đầy 3 năm, dòng họ này đã có 12 người chết bất thường và chết vì bệnh tật. Khu nghĩa trang của dòng họ lúc nào cũng trắng vòng hoa vì người trong dòng tộc theo nhau chết.
Tang tóc chồng chất vì bị "rắn thần" báo thù?
Trước hàng loạt cái chết của mọi người, dòng họ liền tìm xuống một ông thầy ở Quảng Ninh để “cầu cứu” thì được người này phán rằng: “Dòng họ bị trùng tang nên cứ khoảng 100 ngày là lại có một người ra đi, nếu muốn thoát được thì phải nhờ thầy cao tay lập đàn giải hạn”. Ông thầy Quảng Ninh “phán” rằng, trong họ một tuần nữa sẽ có người tên là Cường sắp bị “bắt đi”.
Không tin vào lời thầy phán, mọi người trong họ lại tiếp tục đi gọi hồn ở bên huyện Nam Sách. Trong quá trình gọi hồn, “người chết hiện lên” nhập vào một người và cho biết: “Vào ngày 20/8/2010, các thần sẽ bắt một người tên Cường trắng trẻo, đẹp trai, đi làm ở xa và là người có chức tước”. Sau khi nghe thấy thông tin đó, mọi người trong nhà ai nấy đều nơm nớp lo sợ và chờ đến ngày 20 định mệnh. Rà soát trong họ xem những ai có tên thì chỉ thấy có duy nhất một người tên Cường (là con của ông lão định mang con rắn màu đỏ rực về ngâm rượu). Người này đã lấy vợ nhưng ở tận Hà Nội.
Cuối cùng ngày đó cũng đến, trong họ người này dặn người kia luôn phải cẩn thận, máy điện thoại lúc nào cũng phải bật 24/24h để nghe ngóng tình hình. Đến 20h ngày 20/10/2010, cả họ vẫn chưa thấy xuất hiện tin xấu, cho rằng mọi chuyện đã qua và các thầy bói, thầy gọi hồn là lừa bịp. Mọi người vui vẻ rủ nhau đi uống rượu hát karaoke “ăn mừng”.
Thuc hu ran than bao thu khien 12 nguoi chet
Ảnh minh họa.
Nhưng cuộc vui ấy chỉ diễn ra được chưa đầy 2 giờ đồng hồ: Đúng 22h, điện thoại mọi người run bần bật, người trên Hà Nội báo về hung tin anh Cường vừa chết thảm khi tàu hỏa đâm phải ở thị trấn Văn Điển. “Người thì đứng chết lặng sững sờ, người thì sợ quá rơi cả cốc bia vào chân vỡ tan mà không hay khi nghe thông tin ấy”, một người thuật lại. Nạn nhân là một kỹ sư tốt nghiệp ĐH Bách khoa, thời điểm anh “ra đi”, vợ anh đang mang bầu đứa con đầu lòng và anh cũng đang giữ chức vụ Phó Giám đốc một công ty chuyên về thiết bị điện. 
Hơn 2 tháng sau, người trong họ lại tiếp tục đi xem bói và được thầy phán sắp tới trong họ sẽ có một người nữa có tên vần H sắp “ra đi”. Lại một lần nữa sự trùng lặp xảy ra khi ngày 28/3 vừa qua, một người trong họ tên Hùng đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên đổ bệnh, sau khi đi bệnh viện chiếu chụp ông được các bác sĩ cho về nhà chữa trị. Về nhà được vài ngày, trong khi đi từ nhà ra ngoài cửa thì ông gục ngã chết luôn tại chỗ.
Một phụ nữ trong họ mắt đỏ hoe nhớ lại: “Chiều hôm ấy, tôi còn mang bột mỳ rán sang cho ông ăn. Ông tỉnh táo và khỏe mạnh mạnh lắm, nhìn thế nên tôi yên tâm ra về. Chỉ vài tiếng sau đã nghe thấy tin ông ấy đột nhiên loạng choạng bước tới cửa thì lăn đùng ra chết”.
Như vậy, chỉ tính trong vòng chưa đầy 3 năm, dòng họ này đã có 12 người chết bất thường, chết vì bệnh tật. Khu nghĩa trang của dòng họ lúc nào cũng trắng vòng hoa vì người trong dòng tộc theo nhau chết.
“Lá vàng khóc lá xanh”
Theo chân một người dân Bích Thủy, chúng tôi đến nhà ông L.Sinh, một người trong dòng họ. Trong ngôi nhà 3 tầng khang trang, tiếp chúng tôi là 2 người đàn ông, một già, một trung tuổi, là ông Sinh và người cha - cụ L.Tài (79 tuổi). Đây chính là gia đình đã có 3 người liên tiếp chết cách nhau 100 ngày.
Khi hỏi thăm về sức khỏe và tuổi tác, ông cụ cười cười nhưng đôi mắt đượm buồn: “Vợ chồng tôi bằng tuổi nhau, nếu bà ấy còn thì xuân này chúng tôi đã được cùng con cháu mừng thọ 80”. Có lẽ những cái chết của vợ và các con trai làm ông gần như suy sụp, nếu không phải vì biến cố này thì người đàn ông ở cái tuổi “xưa nay hiếm” ấy vẫn còn mạnh khỏe lắm. Giờ đây mỗi bước đi của ông đã phải nhờ đến cây gậy đồng hành.
Tò mò về câu chuyện 2 con rắn, chúng tôi đánh bạo hỏi ông Sinh xem thực hư thế nào. “Đúng là có chuyện đó”, ông khẳng định. “Mấy năm trước, con cháu trong họ chúng tôi góp tiền để đưa mộ cụ tổ bà về bên cạnh cụ tổ ông. Trong quá trình đào lên thấy trong mộ bà có con rắn cạp nia và trong mộ ông có con rắn hổ mang nặng gần một ký. Nhưng không có chuyện con rắn có cái mào như mọi người vẫn nói và chúng tôi cũng không đập chết mà những người thợ xây mộ đã đem con rắn này đi bán lấy tiền uống rượu”, ông cho biết.
Theo ông Tài, dòng họ L.V có khá nhiều điều đặc biệt, có 8 chi đến đời ông mỗi người con trai trong họ sau khi lập gia đình đều sinh được 8 người con. Đó cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà người họ L.V vẫn lấy làm tự hào về cái “lộc” của mình. Nhưng đến nay, ông Tài cũng chỉ còn lại 5 người con.
Sau “cơn bão ma” này, riêng chi nhà ông cũng mất 5 người. Các chi khác trong họ cũng cùng chung tiếng khóc mất con cháu một cách đau lòng, khó hiểu. Từ năm 2009 đến nay, cứ lần lượt những cái chết gần nhau liên tiếp xảy ra cướp đi hơn chục mạng người, hiện tại trong họ còn một người đàn ông cũng đang vật lộn chống chọi khó khăn với bệnh tật và “không biết đi lúc nào”.
Những người quá cố, già có, trẻ có, cả nam và nữ, người bỗng dưng phát bệnh, người chết tức tưởi để lại nỗi đau khôn cùng cho người còn sống. Con cháu trong nhà hoang mang lo sợ, những buổi họp họ đầu xuân đã không còn vui nữa, thêm vào đó là những  lời đồn thổi dù không ác ý của dân trong làng làm không khí trong mỗi gia đình mang họ Lương chẳng mấy lúc được bình yên.
Những người con trai khỏe mạnh cứ đột ngột ra đi để lại nỗi trống trải không gì bù đắp được cho những người phụ nữ và sự phiền muộn, nhớ thương của những người làm cha mẹ. Kể cho chúng tôi nghe chuyện của các em mình, ông Sinh vẫn bùi ngùi vì thương hai “chú” chưa có con trai nối dõi. Ông cũng vô cùng thương tiếc cho cái chết của anh Cường: “Hàng trăm người đứng đợi tàu hỏa đi qua, “ma xui quỷ khiến” thế nào, chú nó lại chọn đúng thời điểm ấy để băng qua đường sắt”.
Nỗi đau chưa lời giải
Mang nỗi lo sợ trong lòng, những người phụ nữ với bản tính yếu đuối tìm đến các đền, chùa, thầy cúng, cô đồng để xem bói, giải hạn. Bản thân ông trưởng họ và gia đình cũng nhiều lần lập đàn giải oan, giải hạn cho họ nhà mình. Trong tâm trạng hoang mang, lo lắng họ cũng chỉ biết tìm đến những nơi như thế để tìm chốn cầu an cho dòng họ. Bình tĩnh hơn, ông Sinh nghĩ rằng gia đình cũng như dòng họ, “thịnh nhiều rồi cũng có lúc suy. Những chuyện không may, những cái chết đau lòng là việc rủi ro không tránh được. Bản thân tôi là người trực tiếp đào mộ các cụ lên để quy hoạch, mình làm việc tốt báo hiếu tổ tiên, sao có thể coi là bị trừng phạt được?”. 
Tìm gặp ông trưởng họ L.Xương tại một quán nước trong làng khi ông đang mải nói chuyện với những người hàng xóm, ông thở dài âu sầu: “Tôi đã dồn được 20 triệu đồng định để cải mộ cho bà lão nhưng sau những chuyện đã qua, mấy đứa con chưa đồng ý, chúng bảo để đi xem thầy xem thế nào”.
Nghe đâu câu trả lời của “thầy” khiến không ít người sởn gai ốc lo sợ: “Dòng họ này bây giờ không được cải táng mộ vì cứ hễ có một người được đào lên sẽ có một người nằm xuống”. Ông Xương thoáng buồn kể chuyện mấy người con dâu của ông sợ rằng khi bốc mộ mẹ lên thì chồng các chị sẽ chết, vì thế các con ông lần chần mãi mà không dàm làm. Lúc chúng tôi về thôn Bích Thủy cũng là lúc người con dâu của ông Xương đang lặn lội lên tận Bắc Giang tìm thầy xem bói cho vận hạn nhà mình.
Những người trong dòng họ L.V biết bao ngày nay đã sống trong sợ hãi. Không những thế, họ còn phải luôn nhân được những cái nhìn ái ngại của người trong vùng. Sau những sự việc đã xảy ra, có người nghĩ rằng rồi bây giờ, con cháu nhà họ L.V sẽ khó lấy vợ, lấy chồng do ai biết chuyện cũng sẽ bất an, sợ “ma ám”. Câu chuyện của dòng họ còn có khi bị một số người gán ghép vào những chuyện không hay, xui rủi khác. Người xấu bụng thậm chí còn thêu dệt ra câu chuyện đổ lỗi người họ khác chết cho… họ L.V.
Một phụ nữ trong làng thì thào với chúng tôi: “Đấy, cái vụ nhà chị hàng xóm cạnh nhà ông trưởng họ chết vì điện giật là một ví dụ. Người nhà chị bị điện giật đã đi xem bói thì được thầy phán rằng do bà vợ ông trưởng họ L.V trên đường về nhà bắt con cháu đi cùng nhưng do cửa khóa không vào được nhà nên đã đi vòng phía sau. Không may nhà chị ấy lại ngay sau nhà bà này nên hồn ma bà này đã bắt đi”.
Những người trong dòng họ L.V muốn tin rằng những tai ương liên tiếp giáng xuống đầu họ bấy lâu nay chỉ là một sự rủi ro. Họ mong muốn tai ương qua đi, vận đen qua đi để người còn lại vẫn phải sống tiếp, con cháu trong nhà sẽ lớn khôn khỏe mạnh dựng vợ, gả chồng sinh con cháu đề huề đem lại phúc đức, thịnh hưng cho dòng họ, xóa bỏ lời đồn “ma ám” bấy lâu nay. “Những người còn sống làm tròn trách nhiệm cải táng cho người đã khuất theo đúng tập tục, văn hóa người Việt Nam, vì sao chỉ vì 2 con rắn mà phải chịu nhiều nỗi đau đến thế?”, một người đặt câu hỏi. 
Viet Bao (Theo PL&TĐ)

Những khuôn mặt người "bí ẩn" trong tranh

Những khuôn mặt người "bí ẩn" trong tranh

Những khuôn mặt người
Khuôn mặt của một nữ thần được tạo nên từ dáng điệu của hai thiên thần
Chúng tạo ra cái nhìn đa chiều cho trí tưởng tượng được bay cao và xa.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới khái niệm ảo ảnh quang học. Nó được biết đến như một ảo ảnh thị giác với con người, là cảm giác về một hình ảnh không có thật để lại trong ý thức quan sát khi nhìn vào một hình ảnh đặc biệt.
Hình ảnh khuôn mặt người là một trong những chủ đề thường thấy của các bức tranh tạo ảo ảnh. Đằng sau những hình ảnh thực, người xem luôn hình dung ra một khuôn mặt bí ẩn đang nấp đằng sau. Hãy cũng để cho trí tưởng tượng được bay cao và bay xa với những bức ảnh đặc biệt dưới đây:
Những khuôn mặt người
Đằng sau hình ảnh một người phụ nữ đang rảo bước trong rừng là một khuôn mặt người bí ẩn.
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Hình khuôn mặt con người là chủ đề thường thấy trong những bức ảnh tạo ảo ảnh
Những khuôn mặt người
Hai dũng sĩ bên cối xay gió lại tạo nên một hình ảnh khuôn mặt của vị thần gió và xung quanh là loạt các khuôn mặt khác nhau.
Những khuôn mặt người
Khuôn mặt người con gái tạo nên từ hình ảnh hai thiên thần
Những khuôn mặt người
Thế giới động vật làm nên bức tranh chân dung khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Hình mặt người với nụ cười của kẻ ác lại được tạo ra từ chính hình ảnh của hai thiếu nữ châu Âu thời xưa.
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt người
Những khuôn mặt đặc biệt từ những bức tranh ảo ảnh quang học
Những khuôn mặt người
Cô gái trong gương bỗng khiến người xem liên tưởng tới hình một hộp sọ.
Những khuôn mặt người
Tác phẩm khuôn mặt người từ những bàn tay.

La Dolce (Theo J)

Những bức ảnh triệu đô trên thế giới

Những bức ảnh triệu đô trên thế giới

Tác phẩm chụp dòng sông Rhine trong một ngày đầy mây của nghệ sĩ người Đức Andreas Gursky vừa được mua với giá 4,3 triệu USD, trở thành bức ảnh đắt nhất thế giới từ trước đến nay.
Rhein II
được chụp năm 1999, mô tả dòng sông lấp lánh ánh bạc với hai bờ xanh mướt nổi bật trên nền trời ảm đạm. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu vì sao nó lại được trả giá cao đến vậy.
Gursky cũng là tác giả của tấm hình 99 Cnet II Diptychon được đấu giá 3,3 triệu USD. Trước đó, kỷ lục thuộc về tác phẩm Untitled #96 của nhiếp ảnh gia Cindy Sherman với giá 3,89 triệu USD.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Dòng sông bạc Rhein II (1999) của Andreas Gursky được mua với giá 4,3 triệu USD vào tháng 11/2011.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Untitled #96 là ảnh màu được Cindy Sherman chụp từ năm 1981 và được bán với giá 3,89 triệu USD vào tháng 5/2011.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Untitled (Cowboy) được Richard Prince chụp năm 1989, có giá 3,4 triệu USD vào tháng 11/2007.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
99 Cent II Diptychon (2001) của Andreas Gursky giá 3,34 triệu USD vào tháng 2/2007.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
The Pond-Moonlight được Edward Steichen chụp từ năm 1904 và có giá 2,93 triệu USD vào tháng 2/2006.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Bức ảnh Billy the Kid, ước tính chụp vào khoảng 1879- 1880 và không rõ tác giả, được đấu giá 2,3 triệu USD vào tháng 6/2011.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Kremlin of Tobolsk do Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chụp từ năm 2009 được mua với giá 1,75 triệu USD vào tháng 1/2010.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Ảnh nude từ năm 1925 của tác giả Edward Weston được đấu giá 1,6 triệu USD vào tháng 4/2008.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Georgia O\'Keeffe (Hands) từ năm 1919 của Alfred Stieglitz được định giá 1,47 triệu USD vào tháng 2/2006.
Nhung buc anh trieu do tren the gioi
Dovima with elephants (1955) của Richard Avedon được đấu giá 1,15 triệu USD vào tháng 11/2010.
Châu An

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng

Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng

Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng
Người băng Ozti không hề bị sát hại
Sự thật về nguyên nhân cái chết của người băng Ozti đã được hé lộ, hoàn toàn khác biệt với những giả thuyết trước đó.
Một nhóm nghiên cứu khảo cổ học của trường đại học Innsbruck nước Áo đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ thi thể của người băng Ozti. Giả thuyết cơ bản về nguyên nhân cái chết của người băng do bị trúng tên đã được những nhà khảo cổ học xác minh là không phải vậy. Nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của người băng là bị trượt chân trên núi. Tờ Daily Mail đưa tin ngày 8/11.
Phải nói rằng cho tới nay người băng Ozti đã là một trong những chủ đề được các nhà khảo cổ học quan tâm sâu sắc. Cùng với những bí ẩn về bảy cái chết kỳ lạ về những người liên quan tới người băng này là một loạt các giả thuyết cho tới nay mới được xác thực. Một trong số đó là việc vì sao người băng bị chết?
Theo đội nghiên cứu của Áo, người băng Ozti không hề bị sát hại. Tiến sĩ khảo cổ học phụ trách trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: “Việc “người băng” bị trúng mũi tên là một việc đã xảy ra trước khi chết. Trong khi trèo lên núi cao để săn bắn, người này đã bị trượt chân rơi xuống núi. Vì vậy vết thương nặng tạo thành một lỗ xuyên vào động mạch dưới não bên trái và đã gây nên cái chết”.
Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng, Tin tức trong ngày, bi an lich su, chuyen la, chuyen la co that, nguoi bang ozti, xac uop, tin tuc
Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng, Tin tức trong ngày, bi an lich su, chuyen la, chuyen la co that, nguoi bang ozti, xac uop, tin tuc
Nguyên nhân trực tiếp gây cái chết với người băng là bị trượt ngã trên núi trong lúc đi săn bắn
Vết thương phát hiện được trên người của người băng Ozti được đánh giá là rất nghiêm trọng. Cho dù với công nghệ y học hiện đại ngày nay thì khả năng hồi sinh cũng không quá 40%. Các nhà khoa học cũng chủ trương với lập luận cho rằng người đàn ông này sau khi bị thương nặng do rơi từ trên núi xuống đã bị ra máu khá nhiều dẫn tới bị suy tim và chết.
Thi thể người đàn ông được gọi là người băng Ozti được phát hiện lần đầu tiên bởi một đôi vợ chồng người Pháp đang đi du lịch gần một con sông băng ở gần biên giới giữa Áo và Italia. Vì vậy, người ta đã lấy chính địa danh đó đặt tên cho người băng. Sở dĩ người băng Ozti nổi tiếng trong ngành khảo cổ học bởi đây là một trong những xác ướp lâu đời và được bảo quản tốt nhất trên thế giới.
Khi bị chết, người đàn ông này đã bị bao phủ bởi tuyết và sau đó là băng nên cơ thể được giữ nguyên trạng thái tự nhiên. Theo các nhà nghiên cứu, tuổi đời của người này là 46 tuổi. Người này cao không quá 1m 59. Các nhà khảo cổ học cũng đưa ra giả thuyết người này có mang theo cung tên và rìu đồng để sử dụng tấn công các loài thú phục vụ cho mục đích săn bắn.
Thêm một phát hiện khác là người băng đã bị mắc chứng viêm khớp do săn bắn ở tầm thấp. Theo kết quả nghiên cứu, bữa ăn cuối cùng của người băng bao gồm thịt của hươu, bò và một loài dê (tên sinh học là ibex). Trong cơ thể người này thấy xuất hiện nhiều dấu tích của việc bị nhiễm trùng do ký sinh trùng và giun… Mặc dù trước đó màu của mắt đã được chứng minh là màu nâu chứ không phải màu xanh nhưng các nhà nghiên cứu ở Áo chưa xác minh chính xác được việc này.
Những khám phá về người băng Ozti được đánh giá là những tài liệu quý báu trong việc tìm hiểu về nhân loại thời tiền sử. Cho tới giờ, thi thể của người băng vẫn đang được bảo tồn tại một phòng đặc biệt luôn duy trì nhiệt độ âm 6 độ C tại bảo tàng khảo cổ học South Tyrell ở Italia.
Thêm một số thông tin đặc biệt về người băng Ozti:
Đó là một người đàn ông sống cách đây 5300 năm, cao chưa đến 1m 59.
Không tìm thấy xương sống số 12 trên cơ thể của người băng, một điều rất kỳ lạ.
Nhiều khả năng người băng có gene gây vô sinh
Quá trình bị bao phủ bởi băng và tuyết khiến bộ phận sinh dục bị teo lại, gần như không có.
Đã có bảy người từng khám phá về người băng Ozti và bị chết một cách bí ẩn.

La Dolce (Theo Daum)

27 thg 9, 2011

Bí ẩn những viên ngọc cổ Trung Hoa


Khi khai quật nhiều ngôi mộ cổ ở Trung Quốc, các nhà khoa học ngạc nhiên thấy xác chết sau mấy nghìn năm vẫn nguyên vẹn. Họ cho rằng ngọc thạch, được cho vào rất nhiều trong quan tài, đã làm nên điều kỳ diệu đó.

Khi nhận xét về thú sử dụng ngọc ở Trung Quốc, một nhà khảo cứu về kim hoàn ở phương Tây, tiến sĩ Alfred Doodan (Mỹ) đã viết: Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng.
Do đó ngọc được tôn sùng. Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc. Vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ - con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội.
Khoảng 300 năm trước Công nguyên, ở nước Sở, vào triều Lệ Vương, có Biện Hòa là một thường dân may mắn có được một viên ngọc thô (chưa được trau chuốt). Ông ta biết chắc đó là viên ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy viên ngọc thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo một tay thái giám mài thử xem thật giả. Tên thái giám sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất một chân.
Lệ Vương chết, Vũ Vương nối ngôi. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc. Viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm viên ngọc, lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương ngăn lại, đích thân xem xét viên ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “ngọc bích Biện Hòa”, viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.
Còn có một loại ngọc rất kỳ bí, chỉ ở Trung Quốc mới có. Đó ngọc chôn theo người chết, mà người phương Tây gọi là Grave Jade (ngọc dưới mồ). Theo niềm tin của người Trung Hoa, ngọc thạch có một tính năng siêu phàm: trị bệnh, giúp trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành...
Trong các ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy rất nhiều ngọc thạch. Có một điều hết sức lạ là ở những mộ có nhiều ngọc thạch chôn theo, xác chết vẫn còn nguyên vẹn dù đã hơn 2.000 năm.
Chẳng hạn như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn ngót 2 thiên niên kỷ. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi cả hai xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, nhưng bên cạnh có rất nhiều ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của thi hài.
Một điều lạ nữa là những viên ngọc chôn một thời gian dài dưới mồ ấy sau khi đào lên có sự biến đổi khác thường: Bạch ngọc từ trong suốt trở nên trắng đục hơn, từ bên trong ửng lên các vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu. Cẩm thạch từ màu xanh lục biến thành sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu. Riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc... màu sắc cũng sẫm thêm nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, chúng rực lên một thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ một cõi u minh nào đó. Người ta cho rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.
Ngọc còn được coi là giúp duy trì tuổi trẻ và sắc đẹp. Tương truyền, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu của ngọc thạch.
Từ Hy được một nhà sư Tây Tạng bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giúp làn da mãi tươi nhuận, dù già vẫn không có nếp nhăn: Dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da mỗi buổi sáng và tối. Và quả thực Từ Hy khi đã trên 60 tuổi vẫn có nhan sắc của một phụ nữ trẻ.
Người ta cho rằng sự tươi trẻ đó một phần cũng nhờ hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, có kích cỡ bằng quả trứng mà thái hậu luôn mang theo người. Chính các Lạt ma bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, đẩy lùi được mọi bệnh tật...
Đúng hay sai về truyền thuyết trên, cho đến nay chưa ai chứng minh được. Nhưng người Trung Quốc ngày nay vẫn tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí nên tiếp tục tôn sùng thứ bảo thạch đó và đem cái đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế giới.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Mộ Đời Hán Mã Vương Đôi Trường Sa, Hồ Nam



 

  Thập niên 70 thế kỷ 20 , việc khai quật mộ Đời Hán Mã Vương Đôi ở Trường Sa miền Nam Trung Quốc đã làm chấn động cả nước Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung . Nữ thi hài được bảo tồn hoàn chỉnh trong ngôi mộ này là thi hài ướt được lần đầu tiên phát hiện trên thế giới . Hài cốt này đã chôn dưới mộ hơn 2000 năm , nhưng vẫn có nét mặt sinh động , bắp thịt mang tính đàn hồi , đó là điều khiến người ta không sao tưởng tượng được . Bên cạnh đó , mộ Đời Hán Mã Vương Đôi còn khai quật ra hàng loạt văn vật quý hiếm với chủng loại đầy đủ , bảo tồn hoàn chỉnh và rất có giá trị , xứng đáng là của quý của Nước văn minh cổ kính Trung Hoa .

  Tại phía Đông ngoại ô thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam ở miền Nam Trung Quốc , trong dân gian luôn lưu truyền rằng , nơi đây có ngôi mộ lớn , có người đồn rằng một vương hầu họ Mã an táng tại đây , vì vậy nơi đây có tên gọi là “Mã Vương Đôi ” ; còn có tin đồn cho biết , đây là nơi an táng mẹ thân sinh của vua Trường Sa thời xưa , vì thế mà có rất nhiều truyện ly kỳ . Cho đến lần khai quật tình cờ trong thập niên 70 thế kỷ 20 , người chủ của ngôi mộ lớn này mới được xác định . Năm 1971 chính tại Mã Vương Đôi Trường Sa , khi người ta đang khai quật dưới hầm nhà và đào đến lớp đất sâu mười mấy mét dưới lòng đất thì phát hiện những cục đất trắng vừa mịn vừa mềm . Công nhân lấy choòng thép khoan vào đất , khi choòng thép rút ra khỏi bột đất trắng , lỗ khoan bèn xông lên khí thải với mùi sặc người . Lúc đó vừa vặn có người dùng diêm , khí thải bị cháy , hình thành ngọn lửa xanh đỏ ,chẳng khác gì con rắn cử động bị cháy . Có người phun nước vào ngọn lửa , song nước bị bắn trở về bởi sức ép khí thải quá mạnh . Cuối cùng dùng bao tải đựng đất mới bịt kín lỗ khoan và dập tắt ngọn lửa .

Qua thăm dò tại chỗ , chuyên gia bước đầu xác định ở dưới có ngôi mộ thời xa xưa . Sau khi đào ra , người khai quật phát hiện , dưới mộ và trong hầm đặt áo quan có đắp bột đất trắng dày hơn 1 mét , dưới bột đất trắng trải lớp than củi rất dày , tổng cộng có khoảng 5000 ki-lô-gam , chở đầy 4 xe cam-nhông . Bốc hết than củi mới lộ ra áo quan , trên áo quan trải mấy chục chiếc chiếu tre , lúc đào ra , chiếu tre màu vàng nhạt , bóng loáng mới tinh , song mấy chục phút sau , chiếu tre đã mục nát và trở thành mầu đen . Trong mộ có 4 tầng áo quan , áo quan tầng bên ngoài dài gần 7 mét , rộng 5 mét , cao gần 3 mét .

  Sau khi mở áo quan ra , mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc bởi nét mặt sinh động của nữ thi hài nằm trong áo quan . Nhìn từ bên ngoài , nữ thi hài này rất hoàn chỉnh , mặt mũi vẫn phân biệt được rất rõ , mái tóc bóng mịn , đường nét các ngón tay và ngón chân cũng rất rõ , làn da ẩm ướt , bắp thịt có tính đàn hồi , khớp bốn chi có thể cử động . Kết quả giải phẫu cho thấy , các phủ tạng của nữ thi hài này hoàn chỉnh , trong thực quản , dạ dày và ruột non có hơn 100 hạt dưa , chứng tỏ bà bị chết khi đang ăn hạt dưa , thời gian chết là vào mùa thu hoạch dưa . Trong mộ có con dấu khắc ba chữ “ Thiếp Tân Truy ” . Qua khảo chứng , người chủ của mộ này được chôn cất hồi thế kỷ thứ hai trước công nguyên , là phu nhân của Lợi Thương , vị thừa tướng Nước Trường Sa thời kỳ đầu Tây Hán , bà có tên gọi là Tân Truy .

  Việc phát hiện “nữ thi hài ngàn năm bất hủ ” đã làm chấn động thế giới . Các chuyên gia , du khách , người quay phim , nhà nghiên cứu khoa học v.v lũ lượt kéo đến thành phố Trường Sa . Theo thống kê của ngành hữu quan , trong quãng thời gian  ngắn sau khi khai quật ngôi mộ nữ thi hài Mã Vương Đôi , số dân đi lại thành phố Trường Sa bỗng dưng lên tới 50 nghìn người . Trong hai năm sau khi khai quật mộ Tân Truy , lại khai quật được hai ngôi mộ lớn ở gần đó , kết quả khảo chứng cho thấy , người chủ của ngôi mộ chính là chồng bà Tân Truy , tức ông Lợi Thương , vị thừa tướng của Nước Trường Sa , người chủ của ngôi mộ khác là con trai của hai ông bà . Ba ngôi mộ này được gọi chung là “Mộ Đời Hán Mã Vương Đôi Trường Sa ” . Những văn vật khai quật được trong mộ Đời Hán Mã Vương Đôi hết sức phong phú , trong đó gồm có quần áo , thực phẩm , thuốc bắc , đồ sơn , tượng gỗ , nhạc cụ , đồ gốm , tranh lụa và rất nhiều sách lụa và thẻ tre . Những văn vật đó có tính nghệ thuật , tính thực dụng và giá trị rất cao . Mộ này đã khai quật ra hơn 1400 kiện hàng dệt , được gọi là “Kho báu tơ lụa Đời Tây Hán khiến người ta kinh ngạc ”. Trong đó có hai chiếc áo lụa mỏng dài hơn 1 mét , hai ống tay vươn dài gần 2 mét , nhưng chỉ nặng 28 gam , với chiếc áo dài như vậy mà gấp lại có thể nắm trong một bàn tay , nếu mặc vào người quả là “mỏng như cánh ve ,nhẹ như sương khói ” như sự miêu tả trong sách cổ , điều này nói lên kỹ thuật dệt của Trung Quốc lúc bấy giờ đã đạt trình độ cao . Sách lụa và thẻ tre khai quật trong mộ không những có những chuyên thảo về thiên văn sớm nhất thế giới như :“Ngũ Tinh Chiêm ” , “Thiên văn khí tượng tạp chiêm ”v.v , mà còn có những chuyên thảo y dược lâu đời nhất Trung Quốc như “Mạch Pháp ” , “Năm mươi hai phương thuốc ” v.v. Sách lụa khai quật trong mộ Đời Hán Mã Vương Đôi với số lượng đáng kể , nội dung quan trọng , trên mức rất lớn đã thay đổi nhiều quan niệm học thuật và nhận thức truyền thống trước đây của Trung Quốc .
  Việc khai quật Mã Vương Đôi Trường Sa có ảnh hưởng sâu xa đối với giới khảo cổ Trung Quốc . Chuyên gia cho rằng , nữ thi hài trong mộ Đời Hán cách đây 2000 năm được bảo tồn hoàn hảo có giá trị hết sức to lớn ,bên cạnh đó còn có những mặt hàng tùy táng đồng bộ , sách lụa và thẻ tre với nội dung tuyệt mật . Trên thực tế , nếu có được một trong ba thứ đó đã là sự phát thiện quan trọng của giới khảo cổ , nhưng mộ Đời Hán có cả toàn bộ ba thứ nói trên , đó là điều có một không hai trong lịch sử khảo cổ TQ . Vì vậy , việc khai quật mộ Đời Hán Mã Vương Đôi Trường Sa được coi là “một trong những khảo cổ quan trọng nhất TQ nói riêng và thế giới nói chung của thế kỷ 20 ” .


Lại có bài viết nói rằng:
Năm 1972, một đơn vị quân đội Trung Quốc trong quá trình đào hầm phòng không ở tỉnh Hồ Nam, đã phát hiện ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi đời Hán và liền báo cáo về Viện Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. Người phụ trách Viện Khảo cổ khi đó là ông Hạ Nãi cùng một số nhân viên lập tức tới hiện trường. Được hơn 30 xã viên của một đội sản xuất gần đó trợ giúp, Viện Khảo cổ đã khai quật được thi hài một phụ nữ chôn từ đời nhà Hán cách đây hơn 2.000 năm mà da vẫn tươi và đàn hồi khi sờ vào! Phát hiện này gây chấn động giới khảo cổ. Khi đó Thủ tướng Chu Ân Lai nói: Thi hài người phụ nữ trong mộ Mã Vương Đôi đã được bảo quản hơn 2.000 năm, liệu Trung Quốc có thể bảo quản thêm 200 năm nữa không? Bí ẩn từ ngôi mộ cổ này đã đặt ra cho các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và khảo cổ khi đó hai vấn đề.


Khuôn mặt người phụ nữ bí ẩn được vẽ lại theo thi hài
Một là, kỹ thuật bảo quản xác ướp của người xưa ra sao để có thể giữ thi hài hơn 2.000 năm mà không bị thối rữa? Thứ hai, người phụ nữ này là ai mà lại được an táng theo nghi thức bậc nhất như vậy?
35 năm trôi qua, ngày 15/1/2007, Chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ văn vật cổ khu mộ Mã Vương Đôi thuộc Đại học Trung Nam, giáo sư - tiến sĩ La Học Cảng, cho biết thi hài ở ngôi mộ đời Hán nói trên là của Tân Truy phu nhân. Trước đó 5 năm, Viện Khảo cổ đã cho di chuyển thi hài này tới nơi có khả năng bảo quản lâu hơn. Phòng bảo quản luôn duy trì nhiệt độ từ 0 tới 4°C, vô trùng, quan tài được bịt kín trong chân không, đồng thời có dung dịch chống phân hủy. Tuy nhiên do khi khai quật, điều kiện bảo quản không tốt, vì vậy hiện giờ da mặt của thi hài trắng xanh, không được hồng hào, thân thể hơi bị trương lên, nhưng xương cốt vẫn tốt.
Giáo sư La nói rằng cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được những bí ẩn về thuốc ướp xác giúp giữ thi hài không bị thối rữa mà vẫn hồng hào trong hơn 2.000 năm. Theo ông La, khi khai quật, trong quan tài có dung dịch màu hồng, được xem là thuốc ướp xác. Qua nghiên cứu cho thấy dung dịch này rất phức tạp, bao gồm các chất như thạch tín, chu sa, thủy ngân... Ngoài ra, còn phát hiện trong quan tài có rất nhiều vị thuốc bắc. Thời gian qua, Trung Quốc cũng khai quật nhiều mộ cổ khác và phát hiện những chất tương tự như trên trong quan tài, nhưng thi hài lại bị phân hủy chỉ còn lại hài cốt, còn của Tân Truy phu nhân vẫn nguyên vẹn. Bí ẩn này có thể do phương pháp và tỷ lệ pha chế các chất ướp xác. Ngoài ra, môi trường khi chôn khô ráo, quan tài bịt rất kín, cách biệt hoàn toàn với không khí bên ngoài cũng có thể là những yếu tố góp phần giữ thi hài hơn 2.000 năm.
Một phụ nữ địa vị không cao, chỉ là phu nhân của Tướng quốc, mà lại được chôn cất theo cách thức đặc biệt như vậy, với những thứ đồ táng xa xỉ, trong đó có chiếc áo bằng the mỏng chỉ nặng 49 gram, là bí ẩn khiến các nhà khảo cổ và nghiên cứu lịch sử đau đầu. Sau một thời gian dài nghiên cứu, đối chiếu các tư liệu lịch sử, tới năm 2003, các nhà khoa học tạm giải mã về bí ẩn này như sau:
Năm 202 trước công nguyên, Tân Truy là cô gái 16 tuổi vùng Hồ Nam có sắc đẹp tuyệt trần được gả cho Giang Hạ Vương Phủ. Trong ngày hôn lễ, khi bị đại quân Hàn Tín tấn công phá thành, vương thất của Giang Hạ quyết không đầu hàng nhưng chỉ có Tân Truy dám mở cửa thành chất vấn Hàn Tín về hành động này. Vẻ đẹp cũng như tính tình của Tân Truy khiến Hàn Tín đem lòng yêu mến người nữ tù binh này. Hoàng đế Lưu Bang khi thấy Tân Truy đã say đắm và tìm mọi cách chiếm đoạt nàng từ tay Hàn Tín. Vậy là mâu thuẫn trong triều Hán bắt đầu nảy sinh, Lưu Bang tìm cách diệt các vị tướng có công dựng nước vì sợ họ làm phản, trong đó có Hàn Tín, đồng thời đoạt lấy mỹ nhân Tân Truy.
Sau thời gian ở với Lưu Bang, Tân Truy đã trốn khỏi cung trong khi mang thai. Đứa con mà Tân Truy sinh ra được mạo nhận là con của vương phi họ Bạc để đưa vào cung và lấy tên là Lưu Hằng, còn Tân Truy lưu lạc trong thiên hạ. Sau khi Lưu Bang chết, Lã Hậu phế bỏ Thái tử Lưu Thắng để xây dựng thế lực họ Lã. Các quan trong triều đã liên kết với nhau để tiêu diệt họ Lã, lập Lưu Hằng lên ngôi, hiệu là Hán Văn Đế. Sau khi biết về mẹ đẻ của mình, Hán Văn Đế đã cho người đi tìm khi Tân Truy đang là vợ của một thường dân. Hán Văn Đế đưa bà về cung và phong cho người cha dượng là Tướng quốc. Tân Truy qua đời lúc trên 50 tuổi và được Hán Văn Đế cho an táng với nghi lễ cao nhất.